Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

7 điểm đến làm nên nét đẹp của du lịch An Giang

1. RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

Thuộc huyện Tịnh Biên, Rừng tràm mênh mông cứ đến mùa nước nổi từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 âm lịch lại khoác lên mình chiếc áo xanh mát với vẻ đẹp kiều diễm, mà dường như chẳng có bút mực nào có thể diễn tả hết.
Rừng tràm mênh mông khoác lên mình chiếc áo xanh mát với vẻ đẹp kiều diễm.
Rừng tràm mênh mông khoác lên mình chiếc áo xanh mát với vẻ đẹp kiều diễm. Ảnh: Wegotoday
Con đường dẫn vào rừng tràm rộng đến hơn 800ha là con đường đất đỏ, thỉnh thoảng lại tung bụi mù vì gió. Hai bên đường, những cây thốt nốt xõa bóng che đầu và bạt ngàn nối tiếp là những đồng ruộng xanh mướt đều được thu vào tầm ngắm của du khách với sự hào hứng nhất.
Hai bên đường, những cây thốt nốt xõa bóng che đầu
Hai bên đường, những cây thốt nốt xõa bóng che đầu… Ảnh: Wegotoday
Vào đến rừng Trà Sư, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách rẽ sóng trên thảm bèo tấm xanh rì. Trong thảm rừng xanh tươi, những con gió nhẹ thổi, không khí trong lành và thỉnh thoảng là tiếng chim rừng ríu rít. Ngay tầm tay là mặt đầm xanh rì toàn bèo tấm, thỉnh thoảng điểm xuyết với những bông điên điển vàng rực hay những đám súng cây sen xen lẫn, tạo nét thơ mướt mát của tự nhiên giản dị ấn tượng vô cùng.
Rừng Trà Sư có một Vọng gác quan sát mà khi đứng từ vọng gác này, du khách có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh của rừng tràm rộng xa ngút tầm mắt.

2. CHÙA LINH SƠN BA THÊ

Còn có tên gọi khác là Chùa Phật Bốn Tay Núi Ba Thê, Chùa Linh Sơn nằm ngay xã Vọng Thê của tỉnh An Giang, dưới chân núi Ba Thê, được xây dựng vào năm 1913, khi cư dân địa phương phát hiện pho tượng Phật bốn tay cao gần 2 mét nằm sâu trong lòng đất.
Chùa Linh Sơn còn có tên gọi khác là Chùa Phật Bốn Tay Núi Ba Thê.
Chùa Linh Sơn còn có tên gọi khác là Chùa Phật Bốn Tay Núi Ba Thê. Ảnh: giaohoiphatgiaovietnam
Không chỉ phát hiện được tượng Phật, trước đó người dân còn phát hiện ở Ba Thê hai bia đá cũng cao gần 2 mét, dày 0,22 mét, trên bia có khắc chữ cổ. Vì thế dân đã lập chùa để vừa thờ cúng Phật vừa lưu giữ hai bia đá này.
Chùa được xây dựng trên nền móng của một công trình cổ, có kiến trúc đơn giản.
Chùa được xây dựng trên nền móng của một công trình cổ, có kiến trúc đơn giản. Ảnh: phuongdongtourist
Chùa được xây dựng trên nền móng của một công trình cổ, có kiến trúc đơn giản. Từ ngoài đi vào, du khách sẽ qua cổng chùa với hơn 20 bậc thềm, dẫn vào Chùa là con đường nhỏ tráng xi măng hai bên là cây xanh cổ thụ rợp bóng. Trong Chùa, bàn thờ chính thờ Phật bốn tay bày trí đơn sơ nhưng trông khá trang nghiêm.

3. NÚI BA THÊ

Nằm ở huyện Thoại Sơn, An Giang, núi Ba Thê được dùng gọi chung cho cụm núi ở đây gồm Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Ngọn Ba Thê cao nhất với độ cao hơn 200 mét. Nơi này rất giàu tài nguyên và có một số loại đá quý như thạch anh ám khói, thạch anh tím và đá xây dựng sậm màu hạt thô.
Núi Ba Thê An Giang
Ảnh: wikipedia
Để chinh phục núi Ba Thê, du khách sẽ đi theo con đường nhỏ quanh co có khoảng 2km đã tráng nhựa. Trên đỉnh núi Ba Thê có Sơn Tiên Tự khá trầm lắng. Cách Sơn Tiên Tự khoảng 100 mét là nhà trưng bày cổ vật liên quan đến vùng Ba Thê và di tích Óc Eo – đô thị của vương quốc Phù Nam xưa.
Tảng đá Thạch Đại Đao nặng khoảng 2,5 tấn cao khoảng 320cm.
Tảng đá Thạch Đại Đao nặng khoảng 2,5 tấn cao khoảng 320cm. Ảnh: hivietnam
Nằm ở phía Bắc núi Ba Thê, có tảng đá gọi là Thạch Đại Đao nặng khoảng 2,5 tấn cao khoảng 320cm được cho là bửu bối trừ gian diệt ác của trời, gắn với khá nhiều câu chuyện dân gian lý thú.

4. DI CHỈ ÓC EO

Khu Di chỉ Óc Eo An Giang không chỉ là điểm đến du lịch bình thường, mà còn là nơi để mọi người có dịp biết nhiều hơn về một vài dấu mốc khá quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước.
Khu Di chỉ Óc Eo An Giang
Khu Di chỉ Óc Eo An Giang. Ảnh: loca
Khu Di chỉ Óc Eo được người dân tìm thấy khi đào kênh xáng Ba Thê và sau đó đã được khai quật, bảo vệ và nghiên cứu. Khu vực này khá rộng lớn, gắn với nhiều vết tích về vương quốc Phù Nam giàu có của vùng Đông Nam Á mấy ngàn năm tuổi. Được xem là thành phố Óc Eo xưa kia.
Khu di chỉ vẫn còn là thử thách với bao nhà nghiên cứu khảo cổ đang dày công tìm hiểu.
Khu di chỉ vẫn còn là thử thách với bao nhà nghiên cứu khảo cổ đang dày công tìm hiểu. Ảnh: loca
Khu di chỉ có diện tích hơn 4.500ha ẩn chứa một nền văn hóa Óc Eo đặc sắc cùng bao điều bí ẩn vẫn còn là thử thách với bao nhà nghiên cứu khảo cổ đang dày công tìm hiểu. Nền văn hóa này là những điểm sáng quan trọng vền nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, có mối liên hệ nhất định với lịch sử phát triển của vùng Đông Nam Á xưa kia.

5. ĐỒI TỨC DỤP

Nếu như khu Di chỉ Óc Eo khá quan trọng về các di chỉ thời cổ, thì khu di tích lịch sử Tức Dụp An Giang nằm ở Tri Tôn lại có những giá trị về lịch sử gắn liền với hiện tại.
Khu di tích lịch sử Tức Dụp An Giang.
Khu di tích lịch sử Tức Dụp An Giang. Ảnh: tucduphill
Từng là căn cứ địa của quân dân An Giang trong thời kỳ chống Mỹ với hệ thống hang động trú ẩn tự nhiên rất tốt, Tức Dụp đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì sức sống cách mạng mãnh liệt.
Tức Dụp từng là căn cứ địa của quân dân An Giang.
Tức Dụp từng là căn cứ địa của quân dân An Giang. Ảnh: dulich30s
Đến thăm Khu di tích Tức Dụp, một khoảng thời gian đầy gian khổ nhưng rất hào hùng như ùa về. Thăm Hang C6 từng là hội trường xưa kia với sức chứa cả hơn 100 người, hang Ban chỉ huy quân sự, hang Quân y, Thanh niên, hang của Ban tuyên huấn… mới thấy thiên nhiên nơi đây che chở như góp phần làm cho tinh thần chiến đấu thêm hăng hái và dẫn đến những thành công lớn lao.
Hang C6 từng là hội trường xưa kia với sức chứa cả hơn 100 người.
Hang C6 từng là hội trường xưa kia với sức chứa cả hơn 100 người. Ảnh: ischool

6. LÀNG DỆT THỔ CẨM CHÂU GIANG

Nằm ở Phũm Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, Làng dệt thổ cẩm Châu Giang còn được gọi là làng Thổ cẩm Phũm Soài hay Làng dệt thổ cẩm Châu Phong.
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang.
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang. Ảnh: travel
Dêt thổ cẩm là nghề truyền thống mà mọi người phụ nữ Chăm đều thạo, họ được học dệt từ khi còn nhỏ và đến khi trưởng thành đều là những người thợ dệt khá nhuần nhuyễn. Tại Châu Phong, phần lớn người dân sống bằng nghề dệt, các sản phẩm dệt ở đây có sà rông, áo, khăn choàng, nón, túi xách…
Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền
Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Ảnh: travel
Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Các hoa văn từ truyền thống đến hiện đại đầy sáng tạo và nổi bật. Trong số hơn một nửa người dân ở Phũm Soài sống bằng nghề dệt, có rất nhiều thợ dệt đã trở thành nghệ nhân ở độ tuổi còn khá trẻ, chỉ trên 30 tuổi nhưng đã có đến 20 năm hơn gắn bó với nghề.
Dêt thổ cẩm là nghề truyền thống mà mọi người phụ nữ Chăm đều thạo. 
Dêt thổ cẩm là nghề truyền thống mà mọi người phụ nữ Chăm đều thạo. Ảnh: ngaodusonthuy

7. LÀNG NGƯỜI CHĂM CHÂU GIANG

Cộng đồng người Chăm sống ở An Giang khá nhiều, hình thành những xóm làng xen kẽ với người Kinh, tụ hợp đông đảo nhất có lẽ là ở huyện An Phú ngay đầu nguồn châu thổ, giáp Châu Đốc và Tân Châu.
Để đến thăm làng người Chăm Châu Giang, du khách chỉ cần đi qua phà Châu Giang đến Cồn Tiên là đã tới. Làng người Chăm Châu Giang khá bình yên, với những ngôi nhà sàn độc đáo và những thánh đường Hồi Giáo có kiến trúc tháp tròn đặc sắc bởi người Chăm ở đây đều theo đạo Hồi. Nhà sàn gỗ của người Chăm ở đây thường nhỏ nhắn, kiến trúc đẹp được dựng với nguyên liệu là các loại gỗ có độ bền cao để chịu được độ ngập nước mỗi mùa nước nổi và tùy loại gỗ quý hay không thể hiện sự giàu có của chủ nhân. Mặt tiền nhà sàn có thang gỗ, cửa cái ra vào thấp hơn đầu người hàm ý khách vào nhà phải cúi chào nhà và chào chủ nhà.
Thánh đường Hồi Giáo có kiến trúc tháp tròn đặc sắc bởi người Chăm ở đây đều theo đạo Hồi
Thánh đường Hồi Giáo có kiến trúc tháp tròn đặc sắc bởi người Chăm ở đây đều theo đạo Hồi. Ảnh: mytour
Làng Chăm Châu Giang hiện có khoảng 10 căn nhà sàn nhiều tuổi, vẫn còn giữ nguyên lối kiến trúc nhà sàn của người Chăm An Giang xưa, được giữ gìn cho đến tận bây giờ.
Theo Traveltimes.vn